5 cách điều trị béo phì giúp giảm cân nhanh, cực kỳ an toàn


Béo phì dễ dẫn đến bệnh tim mạch (bệnh tim, đột quỵ), bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn cơ xương (viêm xương khớp), một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú, ruột kết)… Do đó, người bệnh béo phì nên giảm cân để duy trì cân nặng ở mức hợp lý để phòng bệnh, tránh ảnh hưởng sức khoẻ. Sau đây là 5 cách điều trị béo phì giúp giảm cân nhanh, cực kỳ an toàn, người bệnh có thể tham khảo! (1)

Năm 2020, tại Việt Nam, Bộ Y tế thống kê tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị chiếm 26,8%, ở nông thôn khoảng 18,3%, miền núi 6,9%. Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng công bố tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP. HCM vượt 50%, Hà Nội vượt 41%. Trong 10 năm qua, trẻ em thừa cân béo phì ở nước ta tăng nhanh (đặc biệt ở thành thị), điều này cho thấy tình trạng béo phì đáng báo động. 

điều trị béo phì

Béo phì là gì?

Thừa cân, béo phì là sự tích tụ chất béo quá mức gây ảnh hưởng sức khỏe. Người trưởng thành thừa cân có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25, béo phì trên 30, béo phì mức độ nặng có chỉ số từ 40 trở lên. Béo phì ở trẻ em được đo dựa trên biểu đồ tăng trưởng. (2)

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường sử dụng Chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định tình trạng béo phì trong dân số nói chung. Chỉ số BMI đo trọng lượng cơ thể trung bình so với chiều cao cơ thể trung bình. Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên kết chỉ số BMI từ 30 trở lên với bệnh béo phì. (3)

Mặc dù BMI có những hạn chế, nhưng đây là một chỉ số dễ đo lường và có thể giúp cảnh báo về những nguy cơ sức khỏe liên quan đến béo phì.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, năm 2017, toàn cầu có khoảng hơn 4 triệu người chết mỗi năm do thừa cân hoặc béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng ở người lớn, trẻ em. 

Nguyên nhân mắc bệnh béo phì

Có nhiều nguyên nhân mắc bệnh béo phì nên cần tìm ra nguyên nhân để biết cách điều trị thích hợp (4). Một số nguyên nhân gây béo phì bao gồm:

  • Béo phì, thừa cân xảy ra khi lượng calo trong cơ thể dư thừa, thông qua việc bổ sung từ thực phẩm giàu chất béo, đường và ít vận động.
  • Gen di truyền cũng ảnh hưởng đến cơ thể khiến quá trình sử dụng thức ăn, dự trữ chất béo.
  • Một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cũng làm tăng cân như: tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).
  • Một số loại thuốc cũng khiến người bệnh dễ tăng cân hơn, bao gồm: steroid, thuốc điều trị cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tâm thần.

Cách chẩn đoán béo phì

Nếu người bệnh đang thừa cân hoặc béo phì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe, tầm soát các bệnh liên quan, hướng dẫn cách giảm cân an toàn để bảo vệ sức khỏe tốt hơn (5). Có nhiều cách chẩn đoán béo phì bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về lối sống của người bệnh (chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, có thường xuyên hút thuốc, uống rượu hay không, lịch sử cân nặng, nỗ lực giảm cân, thói quen tập thể dục, cách kiểm soát sự thèm ăn, mức độ căng thẳng…
  • Trường hợp, người bệnh đang dùng thuốc điều trị một số bệnh khác cũng dễ gây tăng cân.
  • Tiền sử gia đình có bệnh béo phì hoặc tiểu đường…
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI), thực hiện các xét nghiệm để tầm soát nguy cơ gặp các biến chứng về sức khỏe do thừa cân, béo phì. Béo phì có chỉ số BMI từ 30 trở lên làm tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Chỉ số BMI nên được kiểm tra ít nhất mỗi năm/lần để tầm soát sức khỏe tổng thể để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Việc đo lường bao gổm: huyết áp, nồng độ glucose (đường), cholesterol trong máu, chiều cao, nhịp tim, nhiệt độ, bụng…
  • Đo chu vi vòng eo (nên kiểm tra ít nhất mỗi năm/lần): Mỡ tích tụ quanh eo (mỡ nội tạng hoặc mỡ bụng) cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường. Nữ có số đo vòng eo trên 35 inch (89 cm), nam có số đo vòng eo trên 40 inch (102 cm) dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn so với người có số đo vòng eo nhỏ.
  • Kiểm tra các bệnh liên quan khác như: cao huyết áp, cholesterol cao, tuyến giáp hoạt động kém, các vấn đề về gan, bệnh tiểu đường.
Béo phì có mức cholesterol trong máu cao
Béo phì có mức cholesterol trong máu cao dễ gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ nguy hiểm tính mạng.

Các phương pháp điều trị béo phì

Có nhiều phương pháp giảm cân khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe, cân nặng mà người bệnh sẽ dùng những cách giảm cân khác nhau.

1. Phương pháp áp dụng tại nhà

1.1. Thay đổi khẩu phần ăn

Khi cơ thể tiêu thụ nhiều calo hơn mức sử dụng sẽ khiến chất béo tích tụ gây thừa cân, béo phì. Do đó, người bệnh nên sửa đổi chế độ ăn uống để tránh béo phì ảnh hưởng sức khỏe. (6)

Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt các sản phẩm chế biến có chứa chất phụ gia như: si-rô có hàm lượng đường fructose cao dễ gây tăng cân.

Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, tinh chế vì có nhiều đường, chất béo. Các loại thực phẩm người bệnh cần bổ sung để giúp giảm cân như: ngũ cốc nguyên hạt (giúp no lâu do giải phóng năng lượng chậm), các thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau) vì chế độ ăn nhiều chất xơ khiến cơ thể cảm thấy no nhanh, ăn ít hơn. 

Chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ngừa một số bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa ở người bệnh béo phì sẽ ảnh hưởng sức khỏe, bao gồm: tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao, bệnh tim mạch. Do đó, người bệnh nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách giảm cân phù hợp. Khi giảm cân, người bệnh cần tránh chế độ ăn kiêng đột ngột vì sẽ có nhiều rủi ro như: các vấn đề sức khỏe mới có thể phát triển, thiếu hụt vitamin, khó đạt mức giảm cân lành mạnh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh béo phì nghiêm trọng tuân theo chế độ ăn kiêng phù hợp, ít calo. 

người béo phì cần hạn chế đường
Người béo phì cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo để tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

1.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Không bỏ bữa sáng: việc bỏ bữa sáng sẽ không giúp giảm cân, không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, khiến ăn vặt nhiều hơn.
  • Ăn uống điều độ: ăn đúng bữa giúp đốt cháy calo với tốc độ nhanh hơn, ít ăn vặt với thực phẩm giàu chất béo, đường. 
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, mì ống, các loại đậu… chứa ít calo, chất béo, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho việc giảm cân. 
  • Uống nhiều nước.
  • Đọc nhãn sản phẩm: chọn thực phẩm có lượng calo cho phép dùng hàng ngày phù hợp với kế hoạch giảm cân theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Dùng đĩa nhỏ hơn: để ăn khẩu phần nhỏ hơn (cơ thể sẽ dần quen với việc ăn những phần nhỏ hơn mà không bị đói).
  • Không cấm các loại thực phẩm trong kế hoạch giảm cân, đặc biệt những món bạn thích vì sẽ tăng sự thèm ăn. Do đó, người đang giảm cân vẫn có thể ăn đa dạng loại thực phẩm nhưng ăn với hàm lượng vừa đủ trong mức calo cho phép tiêu thụ hàng ngày.
  • Không dự trữ đồ ăn vặt như: sô cô la, bánh quy, khoai tây chiên giòn, nước ngọt có gas… Các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe có thể lựa chọn như: trái cây, bánh gạo không muối, bánh yến mạch, nước ép trái cây…
  • Không uống quá nhiều rượu.
  • Lên kế hoạch cho bữa ăn sáng, trưa, tối, đồ ăn nhẹ trong tuần, đảm bảo rằng tuân theo lượng calo cho phép tiêu thụ. 

1.3. Tập thể dục đều đặn

Cơ thể đốt cháy một số calo ngay cả khi ngồi hoặc ngủ nhưng hoạt động càng nhiều khiến cơ thể sẽ đốt cháy càng nhiều calo. Một người cần đốt cháy 3.500 calo để giảm gần nửa ký chất béo.

Những cách tốt để bắt đầu hoạt động bao gồm: đi bộ nhanh, bơi lội, đi thang bộ… Các công việc như: làm vườn, làm việc nhà hoặc dắt chó đi dạo cũng giúp tiêu hao năng lượng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị thực hiện các hoạt động cường độ vừa phải đều đặn hàng ngày từ 60 – 90 phút tốt cho việc giảm cân.

Người khó vận động do vấn đề về sức khỏe hoặc khả năng vận động kém nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

Nếu người bệnh không có thói quen tập thể dục nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, có sự khởi động. Không nên bắt đầu với hoạt động quá sức gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tập thể dục thể thao đều đặn 60 - 90 phút mỗi ngày
Tập thể dục thể thao đều đặn 60 – 90 phút mỗi ngày để mang lại hiệu quả giảm cân an toàn.

2. Phương pháp dùng thuốc

Đôi khi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc như orlistat (Xenical) để giúp một người giảm cân. Tuy nhiên, người bệnh cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống ít calo, tập thể dục để giảm cân không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc giảm cân với các triệu chứng tiêu hóa như: phân có mỡ, tăng hoặc giảm số lần đại tiện. Một số người còn có tác dụng phụ với hệ hô hấp, cơ, khớp, đau đầu…

3. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật giảm cân làm loại bỏ, thay đổi một phần dạ dày hoặc ruột non để người bệnh không tiêu thụ nhiều thức ăn hoặc hấp thụ nhiều calo như trước.

Việc phẫu thuật giúp người bệnh giảm cân, giảm nguy cơ huyết áp cao, bệnh tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa có thể xảy ra với bệnh béo phì. Phẫu thuật có thể làm cho dạ dày nhỏ lại hoặc có thể bỏ qua một phần của hệ thống tiêu hóa. 

Cắt tạo hình dạ dày hình ống hoặc thắt đai dạ dày: bác sĩ sẽ phẫu thuật dùng ống bọc dạ dày hoặc thắt đai để làm cho dạ dày nhỏ lại. Sau khi phẫu thuật, người bệnh không thể ăn nhiều hơn một chén thức ăn nên giảm đáng kể lượng thức ăn.

Cắt bỏ dạ dày để làm giảm kích thước của dạ dày: thức ăn sẽ đi qua các bộ phận của hệ thống tiêu hóa, phần đầu tiên của đoạn giữa ruột non. Tuy nhiên, việc cắt bỏ dạ dày dễ gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất cao hơn vì cơ thể không còn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Phẫu thuật có thể áp dụng cho người có chỉ số BMI từ 30 trở lên, tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh, tình trạng sức khỏe như:

  • Người bệnh có bị biến chứng do béo phì hay không
  • Các phương pháp điều trị giảm cân không phẫu thuật đã thực hiện
  • Các bác sĩ thường phẫu thuật giảm béo như thủ thuật nội soi hoặc phương pháp lỗ mổ nhỏ (keyhole).

Các bệnh nghiêm trọng có thể gặp khi mắc bệnh béo phì

Béo phì làm ảnh hưởng sức khỏe nên việc giảm cân rất quan trọng để ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh nghiêm trọng có thể gặp khi mắc bệnh béo phì bao gồm:

  • Viêm xương khớp: Áp lực trọng lượng cơ thể lên trên khớp dễ dẫn đến thoái hóa xương, sụn.
  • Bệnh tim mạch vành thường xảy ra hơn khi thừa cân, béo phì: do mức cholesterol cao, trọng lượng tăng thêm ảnh hưởng đến tim, mạch máu.
  • Bệnh túi mật: tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, chất béo khiến gan sản xuất quá nhiều cholesterol, dẫn đến sỏi mật.
  • Huyết áp cao: các mô mỡ dư thừa trong cơ thể có thể tiết ra các chất ảnh hưởng đến thận gây huyết áp cao. Béo phì cũng khiến cơ thể sản xuất thêm insulin nên gây tăng huyết áp.
  • Các bệnh về hô hấp: nếu trọng lượng cơ thể tăng thêm sẽ gây áp lực lên phổi, gây khó thở.
  • Một số bệnh ung thư: có khả năng xảy ra nếu béo phì (bao gồm ung thư đại trực tràng).
  • Ngưng thở khi ngủ: việc giảm cân giúp cải thiện các triệu chứng ngưng thở khi ngủ gây nguy hiểm sức khỏe.
  • Đột quỵ: béo phì khiến cholesterol tích tụ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu dẫn đến bệnh tim, đột quỵ.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: do béo phì gây ảnh hưởng đến hội chứng chuyển hóa của cơ thể.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Tinh Vệ Tinh Vệ có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh đái tháo đường, các rối loạn nội tiết khác: béo phì, bướu cổ, suy tuyến thượng thận… Người bệnh sẽ được khám, đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng tình trạng bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

Có nhiều phương pháp điều trị béo phì giúp người bệnh lấy lại vóc dáng cân đối, ngừa nhiều bệnh ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị hợp lý, các bài tập giúp giảm cân an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Related Posts

vô sinh có di truyền không

Vô sinh có di truyền không? Chuyên gia giải đáp chi tiết A-Z

Câu hỏi mà các bác sĩ tư vấn hỗ trợ sinh sản thường gặp nhất là vô sinh có di truyền không. Thực tế có nhiều nguyên…

TS.BS ĐẶNG THỊ NGỌC BÍCH

Giun móc là gì? Đặc điểm hình thể, ấu trùng trứng phát triển như thế nào?

Ước tính có khoảng 576 tới 740 triệu người trên thế giới bị nhiễm giun móc. Hậu quả nghiêm trọng nhất bệnh giun móc gây ra thiếu…

BS TRẦN VƯƠNG THẢO NGHI

10 thói quen có nguy cơ gây ung thư, đừng chủ quan

Bên cạnh yếu tố di truyền, một số thói quen xấu như ăn uống không lành mạnh, uống rượu bia, lười vận động… làm tăng 30-50% nguy…

mang thai ngoài ý muốn

Mang thai ngoài ý muốn nên làm gì? Hướng dẫn cách xử lý

Mang thai ngoài ý muốn chỉ những tình huống mang thai không mong muốn, chẳng hạn như mang thai không đúng lúc, mang thai quá sớm hoặc…

Sỏi bùn túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Sỏi bùn túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Sỏi bùn túi mật không phải là vấn đề thường gặp nhưng có nguy cơ để lại biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và…

trễ kinh bao lâu thì thử que

Trễ kinh bao lâu thì thử que để cho kết quả chính xác nhất?

Bên cạnh những triệu chứng khác, trễ kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu việc mang thai. Nhiều chị em thắc mắc trễ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *