6 cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn cực kỳ hiệu quả


Bàn chân bẹt là dị tật thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh ở độ tuổi trưởng thành. Đối với người lớn, bàn chân bẹt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng khôn lường. Tìm hiểu ngay 6 cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn phổ biến và hiệu quả tại bài viết này.

cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn

Tổng quan về bàn chân bẹt ở người lớn

Xét về cấu tạo, vòm bàn chân của người bình thường luôn có khoảng trống nhỏ khi đứng thẳng. Vì thế, bàn chân sẽ được nâng cao hơn chút. Vòm bàn chân hoạt động tương tự chiếc lò xo hỗ trợ cho hoạt động bước chân, đồng thời phân bố trọng lượng của cơ thể. Cấu trúc vòm quyết định bước chân, tư thế bước đi của cơ thể.

Bàn chân bẹt là tình trạng mất cấu trúc vòm bàn chân hay cấu trúc vòm rất thấp. Người bàn chân bẹt thường có gan bàn chân lõm vào trong khi đi và đứng. Điều này làm mũi bàn chân hướng ra ngoài khi đi lại. (1)

so sánh bàn chân bình thường và bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt có những dạng như:

  • Bàn chân bẹt linh hoạt: Bàn chân bẹt linh hoạt là dạng bàn chân bẹt phổ biến nhất. Dạng này xuất hiện từ khi người bệnh còn nhỏ tuổi, thường không xuất hiện triệu chứng. Vòm bàn chân của người bệnh sẽ biến mất khi đứng hay khi chân chạm đất hoàn toàn, xuất hiện khi nhấc chân lên khỏi mặt đất.
  • Bàn chân bẹt cứng: Nguyên nhân gây bàn chân bẹt cứng là từ việc gân gót (Achille) co ngắn. Khi đi bộ hay chạy, người bệnh có thể bị đau.
  • Rối loạn chức năng gân chày sau: Dạng này thường được phát hiện ở người bệnh trưởng thành.
  • Rối loạn chức năng của gân chày sau xuất hiện khi các gân kết nối cơ bắp chân và mặt trong của mắt cá chân bị chấn thương, bị rách hay sưng.

Người lớn bị bàn chân bẹt có chữa được không?

Điều trị bàn chân bẹt ở người trưởng thành tùy thuộc vào nguyên nhân. Điều trị bao gồm theo dõi tình trạng bàn chân mỗi ngày, sử dụng nẹp hoặc đế chỉnh hình bàn chân, dùng thuốc và nghỉ ngơi.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các trường hợp bàn chân bẹt ở người lớn là sử dụng đế chỉnh hình. Đế chỉnh hình có dạng bán sẵn và dạng thiết kế riêng cho mỗi người. Người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng phụ kiện này suốt đời. Ngoài ra, phẫu thuật chỉ được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. (2)

Một số biến chứng nếu không được điều trị

Phần lớn các trường hợp bàn chân bẹt đều không nghiêm trọng. Người bệnh có thể điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau. Đối với người trưởng thành, khi không có biện pháp can thiệp, người bệnh có thể đối mặt với một số vấn đề ở bàn chân, mắt cá chân và những vấn đề ở lưng như đau lưng dưới.

Ngoài ra, hội chứng bàn chân bẹt đôi khi có thể dẫn tới các biến chứng khác như:

  • Các khớp và cơ ở bàn chân bị đau và khó chịu do phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài.
  • Đau xương cẳng chân: Đây là tình trạng gây đau dọc theo cạnh bên trong của xương chày (xương ống chân). Vì thế, các vận động viên hay những người chơi thể thao mắc chứng bàn chân bẹt rất dễ bị gãy xương chày.
  • Biến dạng ngón chân cái (bunions): Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh bàn chân bẹt khi mang giày không phù hợp.
  • Viêm gân: Hội chứng bàn chân bẹt thường làm tăng nguy cơ viêm gân, phổ biến là viêm gân gót chân (gân Achilles) do căng thẳng kéo dài tại mắt cá chân và gót chân.
  • Hội chứng vẹo ngón chân cái: Đây là tình trạng ngón chân cái bị cong bất thường. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng các dây chằng giữa ngón chân cái.

Tham khảo: Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

dẫn đến tình trạng viêm gót chân achilles
Viêm gân Achilles là biến chứng thường gặp của chứng bàn chân bẹt

Chẩn đoán tình trạng bàn chân bẹt ở người trưởng thành

Bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng bàn chân bẹt thông qua những dấu hiệu và các đặc trưng cơ bản. Khi nghi ngờ hay xuất hiện các dấu hiệu bàn chân bẹt, người bệnh nên tới bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp và có hướng can thiệp sớm.

Bác sĩ thường áp dụng một số thử nghiệm sau trong chẩn đoán bàn chân bẹt, cụ thể: (3)

  • Người bệnh đặt hai bàn chân song song nhau trên mặt cát ướt ở tư thế thoải mái nhất trong khoảng 5 giây. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát phần cát lún xuống hiện hình ảnh bàn chân như thế nào. Nếu dấu bàn chân có đường cong và phần vòm nhô lên rõ ràng, cấu trúc bàn chân của người thực hiện thử nghiệm có khả năng cao là bình thường. Nếu dấu chân có hình đầy đặn trên mặt cát, không có đường cong và vòm nhô, đây dấu hiệu rõ ràng của hội chứng bàn chân bẹt.
  • Người bệnh làm ướt hai bàn chân bằng nước không màu hoặc có màu để in dấu chân lên một mặt phẳng. Nếu bác sĩ nhìn thấy dấu in của nguyên bàn chân trên bề mặt in, người thực hiện thử nghiệm có khả năng cao bị bàn chân bẹt. Ngược lại, khi phần hình in có một khoảng trống nhỏ hình thành vòm cong, đây là dấu hiệu của một bàn chân bình thường.
  • Bác sĩ sẽ dùng ngón tay cái mình để đo độ cong của vòm chân của người bệnh trên mặt phẳng.
  • Nếu ngón tay của bác sĩ không thể luồng vào gan bàn chân được, khả năng cao người thực hiện thử nghiệm đã mắc chứng bàn chân bẹt.

chẩn đoán bàn chân bị bẹt ở người lớn

Đối với trường hợp có các triệu chứng bàn chân bẹt nghiêm trọng, người bệnh có thể được đề nghị thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh để xác định những nguyên nhân cơ bản. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Chụp X-quang và chụp CT: Hai kỹ thuật này được chỉ định thực hiện để chẩn đoán viêm khớp, đồng thời đánh giá những bất thường về góc hay sự thẳng hàng của bàn chân.
    Siêu âm: Kết quả siêu âm sẽ cho bác sĩ những hình ảnh chi tiết về các tổn thương mô mềm như viêm gân, đứt gân.
  • Chụp MRI: Kết quả chụp MRI sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chi tiết về những tổn thương xương và các mô mềm. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong chẩn đoán tình trạng viêm khớp dạng thấp, viêm gân hoặc những chấn thương ở gân gót chân.

6 cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn

1. Vật lý trị liệu

Các bài tập bàn chân có thể giúp tăng tính linh hoạt và sức mạnh ở vòm bàn chân cho người bệnh.

Những bài tập này cần được hướng dẫn thực hiện bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu, cụ thể:
Các bài tập thể dục dụng cụ chân có thể giúp tăng cơ bắp của bàn chân. Những bài tập phổ biến như nhặt viên bi bằng ngón chân, xếp đồ vật bằng ngón chân và viết số lên cát bằng ngón chân cái.

2. Bài tập kéo căng người

Dạng bài tập này sẽ giúp kéo căng cơ bắp ở chân và gân gót chân, từ đó giảm nguy cơ căng cứng gân khi người bệnh đi lại.

3. Massage trị liệu

Người bệnh có thể đặt một quả bóng, dùng lòng bàn chân lăn bóng qua lại. Kỹ thuật này giúp cải thiện độ linh hoạt ở chân, đồng thời giảm đau nhức hiệu quả.

4. Tập yoga

Các tư thế yoga như chó cúi mặt có thể hỗ trợ kéo dài và tăng cường cơ bắp ở chân và gân gót chân.

các tư thế yoga

5. Phẫu thuật

Ở người bệnh kém đáp ứng với những phương pháp điều trị nội khoa hoặc những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được chỉ định để giúp giảm đau, tạo ra vòm bàn chân mới, cải thiện hoạt động bàn chân. Hai phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị bàn chân bẹt gồm: (4)

  • Phẫu thuật tái tạo bàn chân: Bác sĩ sẽ tái tạo hoặc đặt lại các gân, cơ, xương; hợp nhất các khớp.
  • Phương pháp này hỗ trợ hình thành cấu trúc bàn chân giống người bình thường nhất có thể.
  • Phẫu thuật cấy ghép xương: Bác sĩ sẽ tiến hành ghép lại xương bàn chân bằng các bộ phận bằng kim loại. Phương pháp này hỗ trợ hình thành vòm bàn chân và điều chỉnh tình trạng bàn chân bẹt.

6. Thay đổi lối sống

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên tránh những hoạt động mạnh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Thay vào đó, bạn có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Dụng cụ hỗ trợ: Người bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình hoặc thay đổi cấu trúc của bàn chân tạm thời trong khoảng vài tuần tới vài tháng. Biện pháp này giúp bàn chân thích nghi với những thay đổi và hạn chế cảm giác đau, khó chịu.
  • Dùng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau kê toa để cải thiện các cơn đau nhức do hội chứng bàn chân bẹt gây ra.
  • Giảm cân: Duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp giảm căng thẳng lên bàn chân.
  • Thực hiện các bài tập: Có nhiều bài tập hỗ trợ cho vòm bàn chân của người bệnh. Bạn nên thực hiện những bài tập này ít nhất 3 lần/tuần. Lí tưởng nhất là xem chúng như các hoạt động hàng ngày của mình.

các bài tập hỗ trợ

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Tinh Vệ, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng…

Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

Tinh Vệ còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Tinh Vệ Tinh Vệ, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bàn chân bẹt ở người lớn khi không được can thiệp kịp thời, có thể gây ra một số trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, khi có dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó có cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn phù hợp để tránh biến chứng.

Related Posts

BS.CKI Hồ Ngọc Bảo

Béo phì độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Béo phì là nỗi lo của mọi thế hệ. Kể từ năm 1981, tỷ lệ người thừa cân và béo phì không ngừng gia tăng trên toàn…

BS TRẦN THỊ THU THẢO

9 tác dụng phụ của thuốc gây mê và biện pháp giảm thiểu

Thuốc mê là phát minh vĩ đại của y khoa thế giới, giúp người bệnh không đau đớn khi mổ. Thế nhưng vẫn có khoảng 1 –…

THS.BS.CKI TRẦN THỊ THANH TÚ

10 biến chứng bệnh gout nguy hiểm, thường gặp bạn cần cẩn trọng

Biến chứng bệnh gout xảy ra khi tình trạng xương khớp của người bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn do đa dạng nguyên nhân chủ quan…

THS.BS.CKI VŨ XUÂN QUANG

Nhịp nhanh nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa

Nhịp nhanh nhĩ chiếm 5-15% trong tất cả các nhịp nhanh trên thất, thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc sau phẫu…

BS.CKII TRẦN THÙY NGÂN

Suy giảm nội tiết tố nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán

Nữ có nồng độ estrogen trong cơ thể cao nhất ở độ tuổi 20, sau đó giảm 50% khi 50 tuổi và giảm đáng kể khi mãn…

u máu

U máu là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chẩn đoán

U máu hình thành do quá trình tăng sinh mạch máu quá mức và thường lành tính. Ở trẻ em, bệnh u máu có xu hướng thoái…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *