7 cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả có thể bạn chưa biết


Có khoảng 80% nữ sẽ gặp phải tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở một số thời điểm trong cuộc đời. Mất cân bằng nội tiết tố nữ xảy ra với các vấn đề về sức khỏe như: hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc lạc nội mạc tử cung. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố để cải thiện tình trạng này, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Bài viết dưới đây chia sẻ một số cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả có thể bạn chưa biết! (1)

cân bằng nội tiết tố nữ

Mất cân bằng nội tiết tố nữ là như thế nào?

Mất cân bằng nội tiết tố nữ là tình trạng nội tiết tố tăng cao hơn hoặc giảm xuống dưới mức bình thường. Nội tiết tố được tạo ra bởi các tuyến trong hệ thống nội tiết có vai trò quan trọng ở các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể. Nội tiết tố giúp điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể như: điều hòa thân nhiệt, quá trình trao đổi chất, tâm trạng, nhịp tim, giấc ngủ, chu kỳ sinh sản, sự phát triển của cơ thể. (2)

Nồng độ hormone ở nữ thường có sự thay đổi vào những thời điểm như: trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh. Mất cân bằng nội tiết tố nữ thường gặp ở các loại hormone (adrenaline, steroid), hormone tăng trưởng, insulin, estrogen hoặc progesterone.

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ

Mệt mỏi, đầy hơi, tăng cân, thay đổi tâm trạng, nhiệt độ cơ thể tăng cao chỉ là những triệu chứng thường gặp của mất cân bằng nội tiết tố nữ. Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh cũng do mất cân bằng nội tiết tố gây ảnh hưởng đến tinh thần, sự tập trung, sức khỏe, hiệu suất làm việc, mối quan hệ với những người xung quanh. Có nhiều dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ khác nhau, bao gồm: đổ mồ hôi đêm, giảm ham muốn tình dục, tâm trạng không thoải mái, khó ngủ, trầm cảm, khẩu vị thay đổi, giọng trầm, thay đổi nhịp tim, mặt sưng, đau đầu, đầy hơi, tăng hoặc giảm cân, đi vệ sinh thường xuyên hơn hoặc ít hơn, da khô, viêm da, cổ phình to ra, xương yếu, tóc mỏng, rụng tóc, đổ mồ hôi, thay đổi lượng đường trong máu hoặc nhạy cảm với nhiệt độ, khát nước, gặp vấn đề về thị lực, âm vật mở rộng hoặc khô, mệt mỏi kéo dài.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường để ngăn rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng sức khỏe.

Hướng dẫn cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả

Mất cân bằng nội tiết tố nữ được xác định bởi các nguyên nhân khác nhau nên có phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh để giúp cải thiện tình trạng bệnh, mang lại kết quả điều trị cao. Có nhiều cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả bao gồm: 

  • Kiểm soát nội tiết tố hoặc dùng thuốc tránh thai: các thuốc này có chứa estrogen, progesterone giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng liên quan khác. Thuốc tránh thai có các dạng như: viên uống, vòng, miếng dán, mũi tiêm hoặc dụng cụ tử cung (vòng tránh thai).
  • Thuốc thay thế hormone: giảm bớt các triệu chứng mãn kinh tạm thời như: nóng trong người hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Thuốc kháng androgen: ngăn nội tiết tố androgen giúp giảm mụn trứng cá, kích thích mọc tóc hoặc ngừa rụng tóc.
  • Estrogen âm đạo: việc bôi kem có chứa estrogen trực tiếp lên các mô âm đạo để giảm các triệu chứng. Dùng dạng viên đặt hoặc vòng chứa estrogen cũng làm giảm tình trạng khô âm đạo.
  • Thuốc Clomiphene, Letrozole: dùng điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc vô sinh dùng thuốc này để đẩy nhanh quá trình rụng trứng. Ngoài ra, tiêm gonadotropin cũng giúp tăng khả năng mang thai.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) giúp những người bệnh hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) mang thai.
  • Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 metformin giúp hạ đường huyết hoặc cân bằng lượng đường trong máu.
  • Thuốc có chứa Levothyroxin làm giảm các triệu chứng của bệnh suy giáp.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng làm ngăn hoặc giảm sự mất cân bằng nội tiết tố nữ như:
    • Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối.
    • Tập thể dục thể thao thường xuyên.
    • Chế độ ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất.
    • Tránh căng thẳng.
    • Tự điều chỉnh tâm trạng bằng các bài tập (thở sâu, yoga, thiền) để kiểm soát căng thẳng.
    • Rửa sạch mặt, tay, ngực, cổ thường xuyên.
    • Hạn chế ăn cay, nóng.
    • Giảm sử dụng các chất tẩy rửa có chứa hóa chất độc hại.
    • Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, thực phẩm đóng gói.
    • Bổ sung trái cây, rau hữu cơ để an toàn cho sức khỏe.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh. 
Rối loạn nội tiết tố gây hội chứng buồng trứng đa nang
Rối loạn nội tiết tố gây hội chứng buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp cân bằng nội tiết tố. Một số hormone có thể tăng hoặc giảm trong ngày để đáp ứng chất lượng giấc ngủ. (3)

Việc ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon, rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể và gây các vấn đề sức khỏe như: béo phì, tiểu đường, việc kiểm soát sự thèm ăn…

Do đó, việc ngủ đủ giấc, ngủ sâu giúp cơ thể điều chỉnh hormone, cân bằng nội tiết tố hiệu quả hơn.

Chất lượng giấc ngủ có vai trò quan trọng
Chất lượng giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hormone, cân bằng nội tiết tố.

2. Giảm thiểu stress

Căng thẳng sẽ làm tăng hormone adrenaline, cortisol. Nếu mức độ các hormone này quá cao sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, gây ra các vấn đề sức khỏe như: béo phì, tâm trạng thay đổi, bệnh tim mạch.

Vì vậy, giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm thiểu stress. Nghe nhạc, thiền, tập yoga… cũng giúp giảm căng thẳng tốt cho sức khỏe.

3. Tránh ăn nhiều đường

Đường có liên quan đến các vấn đề về bệnh chuyển hóa, kháng insulin. Đường đơn fructose có trong nhiều loại đường như: 43% mật ong, 50% đường tinh luyện, 55% sirô bắp. Việc hấp thụ đường fructose trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Đường fructose không kích thích sản xuất hormone no leptin, dẫn đến giảm đốt cháy calo gây tăng cân. (4)

Do đó, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường sẽ giúp kiểm soát mức độ hormone, điều chỉnh insulin trong cơ thể, ngừa béo phì, tiểu đường, cải thiện nội tiết tố…

4. Ăn chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh giúp duy trì sự cân bằng các hormone liên quan đến sự thèm ăn, trao đổi chất, cảm giác no.

Các axit béo có trong dầu dừa có tác dụng điều chỉnh tế bào chịu trách nhiệm về phản ứng của cơ thể với insulin.

Dầu ô liu cân bằng mức độ của hormone điều chỉnh sự thèm ăn, kích thích quá trình tiêu hóa chất béo, protein.

Chất béo cao trong một số loại cá có hàm lượng cao tốt cho tim, hệ tiêu hóa, não, hệ thần kinh trung ương.

Các omega-3 trong cá béo có vai trò quan trọng trong việc cân bằng tâm trạng nên chế độ ăn nhiều dầu cá giúp ngừa trầm cảm, lo lắng, các rối loạn tinh thần. 

5. Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, giúp điều chỉnh các hormone như insulin.

Một số loại chất xơ cũng cân bằng mức độ của các hormone trong cơ thể giúp duy trì cân nặng hợp lý.

Bổ sung nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh
Bổ sung nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh để cân bằng mức độ của các hormone trong cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý.

6. Ăn uống lành mạnh

Thường xuyên ăn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về trao đổi chất trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều trong thời gian ngắn cũng làm thay đổi mức độ chuyển hóa của chất béo, tăng stress oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể). Do đó, cần có chế độ ăn uống vừa đủ, tránh ăn quá nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe.

7. Thưởng thức trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Các chất chống oxy hóa trong trà cũng giúp kiểm soát stress oxy hóa nên cải thiện tinh thần tốt hơn.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Tinh Vệ Tinh Vệ có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, điều trị các rối loạn nội tiết như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, bướu cổ, suy tuyến thượng thận, bệnh tuyến giáp,… Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp để người bệnh cải thiện sức khỏe tốt hơn. 

Việc cân bằng nội tiết tố nữ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, nếu có những dấu hiệu bất thường gây rối loạn nội tiết tốt, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được khám, điều trị kịp thời, điều hòa nội tiết tố nữ để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Related Posts

THS.BSNT DƯƠNG CÔNG LĨNH

Bệnh mạch vành có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị nào hiệu quả?

Bệnh mạch vành đang có xu hướng gia tăng trong nhiều thập kỷ qua. Triệu chứng lúc đầu có thể đau ngực nhẹ đến trung bình khiến…

THS.BS PHẠM QUANG TRUNG

Lỗ tiểu lệch thấp: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Lỗ tiểu lệch thấp (hypospadias) là dị tật tiết niệu – sinh dục bẩm sinh khá thường găp. Khi không có biện pháp xử trí sớm, tình…

THS.BS.CKI TRẦN THỊ THANH TÚ

Bệnh gout cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout cấp là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của lượng acid uric trong máu tại các khớp trong cơ thể. Bệnh được nhận…

THS.BS PHẠM QUANG TRUNG

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không? Nguyên nhân & cách điều trị

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Thực tế, một số bộ phận của cơ thể dù…

THS.BS LƯU THẢO NGỌC

Tầm soát ung thư vòm họng: Các phương pháp và quy trình khám

Thực hiện tầm soát ung thư vòm họng là điều cực kỳ cần thiết, giúp tăng khả năng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều…

cấy que tránh thai có đau không

Cấy que tránh thai có đau không? Lưu ý khi cấy que và cách giảm đau

Cấy que tránh thai được đánh giá mang lại hiệu quả ngừa thai cao lên đến hơn 99%. Phương pháp này sử dụng que nhựa nhỏ chứa…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *