Ấn Độ: Tóc thánh trở thành nguồn cung tóc giả lớn hàng đầu thế giới


Thực tế, Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu tóc lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp nguyên liệu cho các sản phẩm tóc nối cao cấp.

Tại đền Venkateshwara, thuộc bang Andhra Pradesh, miền đông nam Ấn Độ đón tiếp mỗi ngày hơn 90.000 tín đồ, và khoảng 35-50% trong số họ tới để dâng tóc. Tại quốc gia này thì tục hiến tóc là tập tục truyền thống được hàng chục triệu người hành hương thực hiện nhằm thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần.

Theo thống kê sơ bộ của quỹ tín ước Tirupati Tirumala Devasthanam (TTD), khoảng 12 triệu người dân Ấn Độ thực hiện nghi lễ này hàng năm.

Người dân Ấn Độ tới đền thờ dâng tóc để cảm tạ thần linh ban phước. Ảnh: Mogul.
Người dân Ấn Độ tới đền thờ dâng tóc để cảm tạ thần linh ban phước. Ảnh: Mogul.

Mục đích của hành động này là mong nguyện ước sẽ trở thành hiện thực, người ao ước một đứa con, người khát khao được khỏe mạnh, người mong muốn công danh sự nghiệp…

Và khi lời khấn nguyện được đáp đền, họ sẽ quay lại làm lễ xuống tóc như một hình thức lễ tạ thần linh và được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, chỉ nhận một chút thức ăn chứ không cầm tiền cúng.

Chẳng hạn như Pramila Kumar (58 tuổi), khi con gái mình hạ sinh được một bé trai khoẻ mạnh sau 10 năm kết hôn, chị đã quyết định cạo đầu để cảm tạ thần linh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những bộ “tóc thánh” ấy lại là nguồn cung khổng lồ cho thị trường tóc giả thế giới, theo đó số tóc thu được từ các tín đồ được lưu giữ trong một nhà kho đặc biệt, rồi tiến hành phân loại và bán đấu giá trực tuyến.

Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu tóc lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp nguyên liệu cho các sản phẩm tóc nối cao cấp. Ảnh: Getty.
Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu tóc lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp nguyên liệu cho các sản phẩm tóc nối cao cấp. Ảnh: Getty.

Quỹ TTD cho biết công việc này mỗi năm đem lại lợi nhuận khoảng 17 triệu USD cho đền.

Số tiền này được ban quản lý đền thờ gửi tới các trường học, bệnh viện và trại trẻ mồ côi ở Andhra Pradesh và 1 phần được sử dụng để cung cấp các bữa ăn miễn phí cho người hành hương.

Được biết, quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới này là một trong những thị trường xuất khẩu tóc lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp nguyên liệu cho các sản phẩm tóc nối cao cấp, cụ thể vào năm 2019 quốc gia này chiếm 32,5% tổng sản lượng xuất khẩu tóc toàn cầu.

Hầu hết số tóc trên được gửi đến Trung Quốc để xử lý thành phẩm sau đó sẽ được chuyển tới khắp thế giới, đặc biệt là Mỹ, châu Âu và châu Phi.

Kishore Gupta, đại diện công ty xuất khẩu tóc Gupta Enterprises, nói rằng có hai loại tóc chính dùng cho xuất khẩu, trong đó loại có giá trị nhất là Remy – tóc được cắt trong một lần, giữ nguyên chân, có độ dài và bóng nhất định. Bên cạnh đó, các loại khác được thu thập từ các tiệm cắt tóc hoặc hộ gia đình.

Giá thành của một bộ tóc Remy có thể lên đến 445 USD cho 64 cm.



Related Posts

Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong top 1000 đại học hàng đầu thế giới

Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong top 1000 đại học hàng đầu thế giới

Đại học Quốc Gia Hà Nội đứng thứ 801 trong top 1000 đại học hàng đầu thế giới do Tổ chức Times Higher Education của Vương Quốc…

Muôn kiểu phòng tránh covid của học sinh khắp 5 châu đi học mùa dịch

Muôn kiểu phòng tránh covid của học sinh khắp 5 châu đi học mùa dịch

Mỗi quốc gia có một cách thức khác nhau để đảm bảo an toàn cho học sinh đi học mùa dịch khi tình hình dịch bệnh đang…

COVID-19 đã làm thay đổi cuộc sống nước Đức như thế nào

COVID-19 đã làm thay đổi cuộc sống nước Đức như thế nào

Cuộc khủng hoảng COVID-19 cho thấy một con virus nhỏ có thể thay đổi toàn diện và nhanh chóng một đất nước hơn những gì người ta…

Hàng loạt sao Hollywood trở thành nạn nhân của covid-19

Hàng loạt sao Hollywood trở thành nạn nhân của covid-19

Những cái tên nổi tiếng của Hollywood nằm trong danh sách nạn nhân của Covid-19 chứng tỏ sức tàn phá nặng nề, không chừa một ai của…

Khôi phục toàn bộ giao thông tới Đà Nẵng từ ngày 7/9

Khôi phục toàn bộ giao thông tới Đà Nẵng từ ngày 7/9

Từ 0h ngày 7/9, các hãng hàng không, đường sắt, xe khách được hoạt động trở lại tại Đà Nẵng sau 40 ngày tạm dừng vì dịch…

Nghệ thuật hàn lâm thay đổi thước đo giá trị thời Covid

Nghệ thuật hàn lâm thay đổi thước đo giá trị thời Covid

Những tiêu chuẩn khắt khe duy trì hàng thế kỷ của nghệ thuật hàn lâm phương Tây cuối cùng vẫn bị thay đổi bởi một con virus….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *