Khám sàng lọc ung thư vú (tầm soát) ở những phụ nữ đặt túi ngực


Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các loại túi nâng ngực không làm tăng hay giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên vẫn khám sàng lọc ung thư vú (tầm soát) ở những phụ nữ đặt túi ngực.

sàng lọc ung thư vú

Khám sàng lọc ung thư vú là gì?

Khám sàng lọc ung thư vú là kiểm tra ung thư vú trước khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Điều này giúp người bệnh được điều trị bệnh sớm hơn.

Tại sao cần thực hiện tầm soát ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực?

Nâng ngực bằng túi ngực silicon hoặc túi nước muối là một trong những cách làm đẹp phổ biến giúp cho phụ nữ tự tin hơn. Bác sĩ sẽ đặt túi ngực vào phía sau mô tuyến vú của bạn, sát thành ngực, có thể nằm trước hoặc nằm sau cơ ngực, đẩy mô tuyến vú ra phía trước. 

Bạn cần quen dần cảm giác căng ngực sau đặt túi và xác định được cảm giác đâu là tuyến vú thật sự, đâu là túi ngực để tự bạn có thể sớm phát hiện những bất thường nhỏ nhất trong tuyến vú nếu có.

Cần thực hiện tầm soát ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực vì theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh các loại túi nâng ngực không làm tăng hay giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú của một phụ nữ tùy vào độ tuổi, chủng tộc, di truyền, lối sống, … Do đó, bạn vẫn cần phải thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ theo khuyến cáo chung là nên nhũ ảnh hàng năm, bắt đầu từ năm 40 tuổi.

Tuy nhiên, túi ngực có thể liên quan đến một loại ung thư cực kỳ hiếm gặp, đó là u lympho tế bào lớn không biệt hóa liên quan đến túi ngực, thường có triệu chứng sưng đau vú, tạo khối hoặc làm thay đổi kích thước tuyến vú, hoặc hạch nách to. Điều trị bằng cách phẫu thuật lấy bỏ túi ngực, cắt rộng mô xung quanh, đôi lúc phải hóa trị và xạ trị.

Dấu hiệu nên tầm soát ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực

Nếu bạn thường có triệu chứng sưng đau vú, tạo khối hoặc làm thay đổi kích thước tuyến vú, hoặc hạch nách to.

Đôi khi bạn sẽ sờ được hoặc cảm nhận được một khối bất thường trong tuyến vú của mình. Khối u này có thể là một phần của túi nâng ngực nhưng bạn không được chủ quan và nên khám bác sĩ chuyên khoa Ngoại Vú để được chẩn đoán xác định vì có thể đó là khối bất thường ở mô tuyến vú của bạn. 

Bác sĩ đôi khi cần sinh thiết mô tổn thương giúp xác định được bản chất của khối bất thường đó, nhờ vậy mà bạn được điều trị kịp thời.

Sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực vào thời điểm nào?

Phụ nữ đặt túi ngực và phụ nữ từng sinh con nên chụp X-quang tuyến vú từ 40 tuổi. 

Các điểm cần lưu ý khi tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ có đặt túi ngực

  • Chụp nhũ ảnh thường quy vẫn là phương pháp tầm soát ung thư vú tốt nhất, giúp bạn phát hiện ra những tổn thương nhỏ nhất và sẽ giúp bạn điều trị sớm nếu phát hiện ra bệnh.
  • Đối với những phụ nữ có đặt túi ngực thì một số vùng của tuyến vú có thể bị che lấp bởi túi ngực nên bạn sẽ phải được chụp ở nhiều góc hơn bình thường để có thể quan sát hết mô tuyến vú. Trong một số trường hợp nhũ ảnh không thể thấy hết được toàn bộ mô tuyến vú, bác sĩ có thể cho bạn siêu âm vú bổ sung để rà soát mô vú còn lại.
  • Chụp nhũ ảnh có thể làm vỡ túi ngực nhưng rất hiếm gặp. Bạn cần thông báo trước với kỹ thuật viên chụp nhũ ảnh là mình đang có túi ngực. Các kỹ thuật viên sẽ chọn góc chụp và lực ép vú phù hợp với ngực bạn. Bạn biết rằng túi ngực nằm phía sau mô tuyến vú, do đó chụp nhũ ảnh chỉ cần lấy hình ảnh của mô tuyến vú phía trước, lực ép lên túi ngực là không đáng kể.
  • Đối với những phụ nữ sau điều trị ung thư vú, đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến vú và được tái tạo bằng túi ngực thì không không cần chụp nhũ ảnh tuyến vú đó. Việc kiểm tra bệnh có tái phát hay không sẽ sử dụng các phương tiện hình ảnh khác và bạn vẫn cần phải chụp nhũ ảnh tuyến vú bên lành còn lại.
  • Việc làm sinh thiết chọc hút bằng kim tổn thương bất thường ở tuyến vú vẫn có nguy cơ làm vỡ túi ngực, tùy vào vị trí của tổn thương và rất hiếm xảy ra, việc chọc kim vào tuyến vú có túi ngực lúc nào cũng khó hơn so với tuyến vú bình thường.

Có phải lấy túi ngực ra khi bị ung thư vú?

Bạn không cần lấy bỏ túi ngực khi mắc ung thư vú. Ngay cả khi điều trị cần phải xạ trị thì việc xạ trị có thể gây xơ hóa, co rút và thay đổi hình dạng tuyến vú nhưng tỷ lệ thấp và rất ít tổn thương trên túi ngực đang ổn định.

Chú thích: Chụp nhũ ảnh trên bệnh nhân có túi ngực, đẩy túi ngực ra sau

bệnh nhân có túi ngực, đẩy túi ngực ra sau
Chụp nhũ ảnh trên bệnh nhân có túi ngực, đẩy túi ngực ra sau
bệnh nhân có túi ngực, đẩy túi ngực ra sau
Chụp nhũ ảnh trên bệnh nhân có túi ngực, đẩy túi ngực ra sau
bệnh nhân chưa đẩy túi ngực ra sau
Chụp nhũ ảnh trên bệnh nhân chưa đẩy túi ngực ra sau.

Chuẩn bị gì khi đến tầm soát ung thư vú?

Trước khi khám sàng lọc ung thư vú ở những phụ nữ đặt túi ngực, cần chuẩn bị:

  • Nếu bạn nghi ngờ mình có thai hoặc đang cho con bú… thông báo ngay cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ đề xuất quy trình phù hợp để bảo vệ em bé.
  • Đem theo giấy tờ cá nhân, thẻ bảo hiểm y tế, hồ sơ bệnh án (nếu có)… hay bất kỳ kết quả siêu âm, chụp nhũ ảnh, sinh thiết nào mà người bệnh từng thực hiện trước đây.
  • Không bôi/thoa/xịt bất cứ hóa chất hay mỹ phẩm (kể cả nước hoa, chất khử mùi, chất chống mồ hôi, phấn, kem…) dưới cánh tay, trên hoặc dưới ngực.
  • Trước khi vào phòng chụp X-quang tuyến vú, không mặc áo lót và mặc trang phục của bệnh viện.
  • Chia sẻ chi tiết về tiền sử ung thư vú hoặc ung thư cổ tử cung của các thành viên trong gia đình; cùng các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hormone nếu từng bị ung thư vú trước đó.

Phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến hiện nay

Mục tiêu của xét nghiệm sàng lọc ung thư vú là phát hiện sớm trước khi xuất hiện triệu chứng như sờ thấy khối u. 

Ung thư vú phát hiện trong quá trình khám sàng lọc có nhiều khả năng nhỏ hơn và ít có khả năng lan ra ngoài vú. 

  1. Siêu âm vú nên thực hiện trước chụp X-quang vú để khảo sát mô vú và tình trạng túi ngực.
  2. Chú ý khi có tầm soát trên người phụ nữ có túi ngực.

1. X-quang vú

Người bệnh có đặt túi ngực cần báo với bác sĩ trước khi bắt đầu chụp X-quang tuyến vú. Bởi cả túi độn silicon và túi nước muối đều khiến bác sĩ khó nhìn thấy mô vú thẳng hàng trên phim chụp X-quang tuyến vú. [1]

Bác sĩ nhìn thấy càng nhiều mô vú càng tốt, người bệnh sẽ được chụp thêm 4 hình trên mỗi bên vú cũng như 4 hình tiêu chuẩn được chụp trong quá trình chụp X-quang tuyến vú. 

Rất hiếm khi quá trình chụp X-quang tuyến vú làm vỡ túi ngực. 

2. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chụp ảnh sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan và mô trong cơ thể. MRI không sử dụng tia X. Chụp cộng hưởng từ cho thấy các vấn đề ở vú mà không thể nhìn thấy trên phim chụp X-quang tuyến vú, siêu âm…[2]

Các chỉ định dùng MRI và tầm soát khi:

  1. Có nghi bất thường trên túi ngực
  2. Phụ nữ nguy cơ cao ung thư (đột biến gen, có sang thương tiền ung…)
Phương pháp tầm soát ung thư vú
Túi ngực bị đầy ra sau, chụp mô tuyến.

 

Rủi ro khi khám sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực

  • Nếu túi ngực đã bị vỡ hoặc rò rỉ sẵn nhưng người bệnh không biết thì khi sàng lọc có thể làm tăng lượng silicone hoặc nước muối lan ra mô vú. [3]

Gói khám tầm soát ung thư vú tại Tinh Vệ

Gói khám tầm soát ung thư vú tại Tinh Vệ được thiết kế toàn diện, khoa học. Người bệnh được các chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám.

Một số lưu ý khi tầm soát ung thư vú tại Tinh Vệ:

  • Thực hiện thăm khám, tầm soát ung thư vú sau khi các chị em hết kinh 1-2 tuần.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị viêm tuyến vú, bị áp xe, có thiết bị cấy ghép ở vùng ngực như máy tạo nhịp tim… cần thông báo cho bác sĩ.
  • Phụ nữ đặt túi ngực có thể thực hiện tầm soát; tuy nhiên, kỹ thuật chụp sẽ đặc biệt hơn và bác sĩ giải thích và tư vấn thêm trước khi chụp.

Khám sàng lọc ung thư vú ở những phụ nữ đặt túi ngực vẫn thực hiện được; tuy nhiên, cần có sự tự vấn và thăm khám của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro trong quá trình kiểm tra. Tinh Vệ Tinh Vệ với hệ thống nhũ ảnh kỹ thuật cắt lớp (DBT) sử dụng trong sàng lọc ung thư vú, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp các chị em rút ngắn thời gian tầm soát và tăng độ chính xác.

Thông qua bài khám sàng lọc ung thư vú (tầm soát) ở những phụ nữ đặt túi ngực, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc làm đẹp của mình và luôn tuân thủ việc tầm soát ung thư vú thường quy, giúp bạn có cuộc sống chất lượng hơn.

Related Posts

quy trình trữ phôi

Trữ phôi là gì? Phôi trữ có tốt không? Trữ đông được bao lâu?

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Tinh Vệ phôi có thể được bảo quản lạnh trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng…

THS.BSNT DƯƠNG CÔNG LĨNH

Rối loạn lipid máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường lượng lipid có ở trong máu, mô tả nhiều dạng rối loạn phổ biến như mức cholesterol LDL,…

BS.CKI NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bệnh Parkinson là một bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa chức năng thần kinh não bộ, ảnh hưởng đến hơn 10 triệu người trên thế…

BS.CKI Hồ Ngọc Bảo

Béo phì độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Béo phì là nỗi lo của mọi thế hệ. Kể từ năm 1981, tỷ lệ người thừa cân và béo phì không ngừng gia tăng trên toàn…

BS TRẦN THỊ THU THẢO

9 tác dụng phụ của thuốc gây mê và biện pháp giảm thiểu

Thuốc mê là phát minh vĩ đại của y khoa thế giới, giúp người bệnh không đau đớn khi mổ. Thế nhưng vẫn có khoảng 1 –…

THS.BS.CKI TRẦN THỊ THANH TÚ

10 biến chứng bệnh gout nguy hiểm, thường gặp bạn cần cẩn trọng

Biến chứng bệnh gout xảy ra khi tình trạng xương khớp của người bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn do đa dạng nguyên nhân chủ quan…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *