Phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú ở phụ nữ có đột biến gen là gì?


Viện Ung thư Quốc gia Mỹ thống kê, phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú ở phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể giảm 95% nguy cơ phát triển ung thư vú. Ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú có thể làm giảm tới 90% nguy cơ phát triển ung thư vú. Vậy phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú là gì? [1]

Phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú

Phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú là gì?

Có nhiều đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư vú, trong đó, thường gặp là đột biến gen BRCA 1 hoặc 2. Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa ở đối tượng này là phẫu thuật cắt bỏ hai vú để giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Có nhiều loại phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa khác nhau có thể là lựa chọn. 

Tại sao cần phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú?

Phụ nữ mang đột biến gen BRCA 1 hoặc 2 làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt là trong gia đình có một thành viên mắc bệnh ung thư vú trước đó. 

Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú từ 90% trở lên, nhưng không đảm bảo rằng bạn sẽ không bị ung thư vú. Điều này là do không thể loại bỏ tất cả các tế bào vú, ngay cả khi phẫu thuật cắt bỏ vú. Các tế bào vú còn sót lại vẫn có thể tiếp tục trở thành ung thư.

Đối tượng chỉ định phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú?

Cần xem xét phẫu thuật phòng ngừa nếu bạn:

  • Có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 (hoặc một số gen khác làm tăng nguy cơ ung thư vú) được phát hiện bằng xét nghiệm di truyền.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú (chẳng hạn như ung thư vú ở nhiều người thân hoặc ung thư vú ở ít nhất một người họ hàng khi còn trẻ).

Hầu hết phụ nữ có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 sẽ phát triển ung thư vú vào một thời điểm nào đó. Đối với phụ nữ trong nhóm này, phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa hai bên trước khi chẩn đoán ung thư có thể làm giảm đáng kể (nhưng không loại bỏ) nguy cơ mắc ung thư vú. Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa trước khi ung thư phát triển có thể kéo dài thêm nhiều năm cho cuộc sống của họ.

Nhưng không phải tất cả phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 đều phát triển ung thư vú. Đối với một số phụ nữ, phẫu thuật có thể không hữu ích. Mặc dù họ vẫn có thể nhận được một số lợi ích từ cuộc phẫu thuật như an tâm, giảm bớt lo lắng nhưng họ cũng có ảnh hưởng về thể chất và tinh thần.

Đối tượng chỉ định phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú
Phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Đối với những phụ nữ đã biết hoặc nghi ngờ có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, đặc biệt là có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng phòng ngừa cũng có thể được khuyến nghị.

Các phương pháp đoạn nhũ phòng ngừa hiện nay

1. Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa 2 bên

Đây là một loại phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú 2 bên, bao gồm da, quầng vú núm vú, toàn bộ mô tuyến vú. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, phụ nữ sẽ dễ mặc cảm và tự ti sau khi cắt bỏ tuyến vú 2 bên. Do đó, các bác sĩ ít khi khuyến nghị phụ nữ có đột biến gen lựa chọn phương pháp mổ này. [2]

2. Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa 2 bên và tái tạo vú tức thì

Trong phẫu thuật này, thông qua đường rạch da nhỏ, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ mô tuyến vú, chừa lại toàn bộ da bao phủ bên ngoài tuyến vú, chừa lại quầng vú núm vú, sau đó, bác sĩ sẽ tạo hình lại hình dáng tuyến vú bằng túi ngực hoặc bằng vạt cơ của cơ thể.

Sau mổ, bệnh nhân vẫn giữ được hình dáng tuyến vú cân đối, hài hòa 2 bên, giúp các chị em luôn tự tin. Đây là phương thức phẫu thuật thường được bác sĩ khuyến nghị cho các chị em. 

3. Các lựa chọn khác để giảm nguy cơ ung thư vú

Nếu bạn lo lắng về nguy cơ ung thư vú của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn và ước tính nguy cơ mắc bệnh dựa trên tuổi tác, tiền sử gia đình và các yếu tố khác. Nếu bạn có nguy cơ cao hơn, bạn có thể cân nhắc dùng các loại thuốc giúp giảm nguy cơ. Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư vú chuyên sâu hơn.

Quy trình phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú ở phụ nữ có đột biến gen

Quy trình phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa
Phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng mất khoảng 2 giờ và kéo dài nếu thêm tái tạo vú.

1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Trước khi thực hiện loại phẫu thuật này, cần tham khảo bác sĩ về lợi ích và nguy cơ.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn để chuẩn bị mổ phòng ngừa ung thư vú. Thông thường, người bệnh sẽ làm bộ xét nghiệm tổng quát trước khi phẫu thuật.

2. Thực hiện phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú

Trong quá trình phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú, bác sĩ sẽ:

  • Gây mê 
  • Rạch da
  • Tách bỏ mô vú khỏi vạt da và cơ ngực lớn
  • Tái tạo lại hình dáng tuyến vú bằng túi ngực hoặc vạt cơ (nếu có)
  • Đặt ống dẫn lưu vào vú để dẫn lưu chất dịch.
  • Khâu kín vết mổ và băng vết mổ.

Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa thường mất khoảng 2 giờ. Phẫu thuật sẽ kéo dài hơn nếu tái tạo vú trong cùng một cuộc mổ.

3. Sau phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú

Người bệnh ở lại qua đêm sau phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú. Thời gian lưu trú chính xác phụ thuộc vào một số yếu tố gồm sức khỏe tổng thể và có tái tạo hay không. Bác sĩ sẽ dặn dò và hướng dẫn việc chăm sóc bản thân sau khi xuất viện.

Chi phí phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa ung thư vú giá bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú sẽ tùy vào từng trường hợp. Người bệnh nên đến thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể tư vấn phương pháp phù hợp và nắm rõ chi phí. Tại khoa Ngoại Vú, Tinh Vệ TP.HCM, chi phí điều trị luôn hợp lý.

Biến chứng sau phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa ung thư vú

Phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú có một số nguy cơ:

  • Chảy máu: nguy cơ thường gặp đối với tất cả các loại phẫu thuật. Trong phẫu thuật tuyến vú, ngày nay, tại bệnh viện Tinh Vệ, có sử dung thiết bị hàn mạch hiện đại, giúp hàn – cắt – đốt mạch máu, cầm máu hiệu quả và an toàn, rút ngắn thời gian phẫu thuật. Khi phẫu thuật, các bác sĩ cố gắng kiểm soát tốt các mạch máu, hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu. Sau khi mổ, bác sĩ sẽ theo dõi sát trong suốt quá trình hậu phẫu, chỉ cho bệnh nhân xuất viện khi vết mổ đảm bảo ổn và bệnh nhân sinh hoạt lại bình thường.
  • Tụ dịch: là sự tích tụ dịch tiết của cơ thể nơi mô bị loại bỏ bằng phẫu thuật. Dịch giảm dần sau 7 – 10 ngày sau phẫu thuật, sau khi dịch ra ít, các ống dẫn lưu sẽ được rút bỏ. Có một số ít trường hợp, sau khi rút ống dẫn lưu, bệnh nhân bị tụ dịch vết mổ, khi đó, cần tái khám để bác sĩ đánh giá và có hướng xử trí thích hợp
  • Nhiễm trùng: ít gặp, dấu hiệu gồm đỏ, sưng, có khi có mủ tại vị trí vết thương phẫu thuật, bệnh nhân có thể kèm sốt,… Khi bệnh nhân gặp các vấn đề như trên, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Chăm sóc sau phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa ung thư vú

Thông thường, sau phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa ung thư vú, người bệnh sẽ nhận được hướng dẫn về việc chăm sóc sau phẫu thuật. Những hướng dẫn này thường bao gồm [3]:

  • Cách chăm sóc vết mổ hoặc mặc quần áo.
  • Cách chăm sóc ống dẫn lưu, cách đổ bình dịch.
  • Tắm sau khi phẫu thuật.
  • Thời điểm có thể bắt đầu mặc lại áo ngực.
  • Sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
  • Hạn chế vận động mạnh.
  • Ổn định tâm lý.
  • Khi nào cần gặp bác sĩ để tái khám.

Các thắc mắc thường gặp về phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú

1. Phẫu thuật tái tạo vú sau phẫu thuật đoạn nhũ được không?

Người bệnh có thể tái tạo vú cùng lúc với phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú hoặc bất cứ lúc nào sau đó. Loại phẫu thuật này được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm về phẫu thuật tái tạo vú. Bác sĩ dùng túi ngực hoặc mô từ một bộ phận khác trên cơ thể để tạo ra hình dạng giống vú thay thế cho vú đã bị cắt bỏ. 

2. Có nên đoạn nhũ phòng ngừa?

Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa ung thư vú ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao để giảm nguy cơ ung thư vú. Bạn có thể thực hiện cuộc phẫu thuật này nếu có nguy cơ ung thư vú cao chẳng hạn như đột biến gen hoặc tiền sử gia đình. Cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa.

3. Đoạn nhũ phòng ngừa có cho con bú được không?

Do phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa loại bỏ hết toàn bộ mô tuyến vú, cho nên sau phẫu thuật, sẽ không thể cho con bú. Cân nhắc lựa chọn thời điểm phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa còn tùy thuộc vào tình trạng sanh đủ con hoặc chấp nhận nguy cơ của phụ nữ.

4. Đoạn nhũ phòng ngừa có để lại sẹo không?

Tùy loại phẫu thuật bạn lựa chọn mà sẹo mổ khác nhau. Nếu bạn chọn phẫu thuật đoạn phòng ngừa và tái tạo vú tức thì, người bệnh sẽ có một vết sẹo nhỏ nơi bác sĩ rạch. Bác sĩ sẽ cân nhắc đường rạch da tối ưu, vừa đem lại thẩm mỹ cao, vừa có thể thuận lợi cho phẫu thuật.

5. Đoạn nhũ phòng ngừa có đau không?

Sau bất kỳ phẫu thuật nào, bệnh nhân cũng cảm thấy đau. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ theo dõi và cho bạn dùng thuốc để kiểm soát cơn đau. 

6. Đoạn nhũ phòng ngừa có phòng ngừa hoàn toàn được ung thư vú?

Không có cách nào chắc chắn hoàn toàn ngăn ngừa ung thư vú. Ngoài phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú, phụ nữ có thể cần đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động thể chất, tránh hoặc hạn chế uống rượu, cho con bú sau sinh,…có thể giảm phần nào nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt, những phụ nữ có nguy cơ cao nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và theo dõi định kỳ.

phòng ngừa có phòng ngừa hoàn toàn được ung thư vú
Duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất để phòng ngừa nguy cơ ung thư vú.

Phòng ngừa là điều quan trọng vì ngay cả khi phát hiện sớm và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao cũng sẽ không giúp phụ nữ tránh khỏi những cuộc phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Hơn nữa, ung thư vú còn gây tổn thất về tinh thần và cả những người thân trong gia đình. Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa là lựa chọn cho phụ nữ mang đột biến gen hoặc gia đình có tiền căn mắc bệnh ung thư vú.

Khoa Ngoại Vú, Tinh Vệ Tinh Vệ hội tụ các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao cùng máy móc trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ… giúp chị em phụ nữ tầm soát và đưa ra phương pháp phòng ngừa ung thư vú phù hợp.

Phẫu thuật phòng ngừa ung thư vú giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư vú ở những đối tượng có nguy cơ hoặc đã bị một bên. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp chị em ổn định tinh thần, sẵn sàng phòng ngừa căn bệnh ung thư này.

Related Posts

u máu

U máu là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chẩn đoán

U máu hình thành do quá trình tăng sinh mạch máu quá mức và thường lành tính. Ở trẻ em, bệnh u máu có xu hướng thoái…

điều trị u máu

Điều trị u máu: Các phương pháp phổ biến và chi phí bao nhiêu?

Ngày nay, với trình độ y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị u máu đã được áp dụng. Tùy vào tính chất, kích thước, vị…

BS.CKI VÕ TRẦN NGUYÊN DUY

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường: Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân khiến 60% người bệnh tiểu đường phải cắt bỏ bàn chân do nhiễm trùng. Sau khi cắt cụt bàn chân, tỷ lệ người bệnh tử…

BS.CKI VƯƠNG MỸ DUNG

Ngộ độc Botulinum: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tại Việt Nam liên tiếp gặp những trường hợp ngộ độc botulinum sau khi ăn pate chay, chả lụa, cá ủ chua… Ngộ độc botulinum là ngộ…

cấy que tránh thai bị rong kinh

Cấy que tránh thai bị rong kinh phải làm sao? Có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai được xem là phương pháp cho hiệu quả ngừa thai cao gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn…

BS.CKI TRẦN ĐÔNG HẢI

Mối liên hệ giữa béo phì và tiểu đường có thể bạn chưa biết

Béo phì xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, dễ gây ra nhiều bệnh như:  đột quỵ, tiểu đường tuýp 2, viêm xương khớp,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *