Những người có nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch nên được kiểm tra để phát hiện sớm và có kế hoạch phòng ngừa, giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin cần thiết giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Table of Contents
Xơ vữa mạch máu có phòng ngừa được không?
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân cơ bản chính của bệnh tim mạch (CVD), trong đó các mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác tích tụ ở thành động mạch. Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở các động mạch thuộc bất cứ đâu trong cơ thể nhưng nghiêm trọng nhất là khi gây ra giảm hoặc tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho tim hoặc não. (1)
Nếu xơ vữa động mạch xảy ra ở một trong hai động mạch vành chính cung cấp máu cho tim, điều này sẽ dẫn đến cơn đau tim (đột quỵ tim). Nếu huyết khối xảy ra ở một trong các động mạch não thì sẽ gây ra đột quỵ não. Tương tự, nếu xảy ra ở các động mạch thuộc các chi thì dẫn đến bệnh động mạch ngoại vi.
Xơ vữa động mạch có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ, trong đó bao gồm việc thực hiện lối sống lành mạnh. Người bệnh cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, giảm cân, hoạt động thể chất thường xuyên và không hút thuốc để giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Một chế độ ăn uống khoa học gồm có rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gà bỏ da, hải sản và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo; đồng thời hạn chế natri, đường và ngũ cốc tinh chế cũng như chất béo rắn. (2)
Các triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch không gây ra các triệu chứng cho đến khi máu lưu thông đến một phần cơ thể bị chậm lại hoặc bị tắc nghẽn. Nếu các động mạch cung cấp cho tim bị hẹp, lưu lượng máu phân phối chậm lại hoặc ngừng lại. Điều này gây đau ngực (đau thắt ngực khi gắng sức), khó thở và các triệu chứng khác. Các động mạch bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn cũng có thể gây ra các vấn đề về ruột, thận, chân và não.

Yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một quá trình phức tạp, thường bắt đầu từ thời thơ ấu và tiến triển theo tuổi tác. Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng xơ vữa động mạch vẫn chưa được xác định nhưng có thể bắt đầu bằng tổn thương lớp bên trong của động mạch, liên quan đến các yếu tố rủi ro nhất định, bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, tuổi tác ngày càng cao, không thể thay đổi được. (3)
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, bao gồm:
- Tăng huyết áp cao: Thuốc được kê đơn để giúp kiểm soát huyết áp cao; đồng thời người bệnh cần thay đổi lượng muối ăn vào để tránh tăng huyết áp.
- Mỡ máu cao: Mức cholesterol “xấu” (LDL cholesterol) cao được kiểm soát thông qua thuốc và thay đổi chế độ ăn uống.
- Béo phì: Là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh mắc các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp và cholesterol cao, cũng liên quan đến chứng xơ vữa động mạch và các bệnh khác.
- Bệnh đái tháo đường hoặc kháng insulin: Những người mắc đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi. Dinh dưỡng hợp lý giúp quản lý bệnh đái tháo đường và từ đó giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Ít vận động, tập thể dục: Góp phần tăng cân và làm tăng nguy cơ huyết áp cao, mức cholesterol và xơ vữa động mạch.
- Dinh dưỡng kém: Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol LDL, muối và đường sẽ khiến tăng cân.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc làm hỏng các động mạch và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Căng thẳng: Làm giảm đường kính mạch máu, gây tăng huyết áp. Căng thẳng mãn tính cũng liên quan đến bệnh tim mạch.
- Ngưng thở khi ngủ: Điều này xảy ra khi một người trải qua những khoảng thời gian ngắn (tối đa 90 giây) khi họ ngừng thở trong khi đang ngủ; có thể dẫn đến tăng huyết áp và gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch.
Nếu một người có nhiều hơn một yếu tố rủi ro thì sẽ tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Do đó, cần kiểm soát hầu hết các yếu tố rủi ro trên, giúp phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch và cải thiện sức khỏe chung.
Những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe
Từ 40 tuổi, những người có sức khỏe tốt nói chung có 50% nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch nghiêm trọng và nguy cơ này tăng lên theo độ tuổi. Đặc biệt, hầu hết những người trên 60 tuổi đều bị xơ vữa động mạch nhưng lại thường không có triệu chứng gì đáng lưu ý. (4)
Phương pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch
1. Bỏ thuốc lá
Động mạch có thể bị hủy hoại khi người bệnh hút thuốc. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh động mạch vành. Nicotine thắt chặt các mạch máu và buộc tim phải làm việc nhiều hơn. Do đó, ngưng hút thuốc và tránh khói thuốc thụ động là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh (như đột quỵ tim…).
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, bao gồm đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc và thực phẩm ít đường, carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa và natri. Điều này giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu.
Cụ thể, thay vì ăn bánh mì nguyên hạt, chúng ta nên chọn bánh mì trắng; ăn một quả táo, một quả chuối hoặc cà rốt cho bữa ăn nhẹ. Trước khi sử dụng thực phẩm, hãy kiểm tra kỹ lượng muối và chất béo trên nhãn sản phẩm; sử dụng chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu…); giảm hoặc tránh đường và các sản phẩm thay thế đường.

3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả. Các bài tập sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim.
Tập thể dục ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải hoặc 75 phút hoạt động aerobic mạnh mỗi tuần hoặc kết hợp cả hai. Có thể đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ quanh khu nhà trong giờ ăn trưa hoặc thực hiện một số động tác gập bụng hoặc chống đẩy trong khi xem tivi.
4. Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ
Xơ vữa động mạch thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi người bệnh bị tắc nghẽn động mạch. Và đến lúc đó, người bệnh có thể đã bị đau tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, từ 35 tuổi hoặc những người có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch nên chủ động thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời.
Trong đó, kiểm tra cholesterol trước 35 tuổi nếu là đàn ông, 45 tuổi nếu là phụ nữ. Ngoài ra, hãy kiểm tra huyết áp từ 1-2 năm một lần trước 50 tuổi và sau đó mỗi năm một lần. Người bệnh cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn nếu bị tăng huyết áp, bệnh tim hoặc đã từng bị đột quỵ để chủ động phòng tránh xơ vữa động mạch.

5. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành do xơ vữa động mạch gây ra. Giảm cân với một mức nhỏ cũng có thể giúp giảm nguy cơ. Do đó, chúng ta cần thực hiện chế đọ dinh dưỡng tốt cho tim mạch với nhiều trái cây, rau củ quả, cá, thịt gia cầm; hạn chế thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối, đường…
6. Kiểm soát căng thẳng
Người bệnh cần hạn chế căng thẳng cảm xúc, bằng cách tập thể dục nhiều hơn, thực hành chánh niệm và kết nối với những người khác trong các nhóm hỗ trợ. Các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc hít thở sâu cũng rất hữu ích. Những thực hành này có thể tạm thời hạ huyết áp ở người tăng huyết áp, giảm nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch.
Lưu ý của bác sĩ dành cho bệnh nhân
Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc để điều trị mức cholesterol bất thường hoặc tăng huyết áp nếu thay đổi lối sống không hiệu quả. Điều này sẽ phụ thuộc vào:
- Tuổi tác
- Các loại thuốc uống
- Nguy cơ tác dụng phụ từ các loại thuốc có thể xảy ra
- Bệnh tim hay các vấn đề về lưu lượng máu khác
- Hút thuốc hay thừa cân
- Bệnh đái tháo đường hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác
- Các bệnh lý mạn tính khác
Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị dùng aspirin hoặc một loại thuốc khác để giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong động mạch. Những loại thuốc này được gọi là thuốc kháng tiểu cầu. Người bệnh không tự dùng aspirin mà không trao đổi trước với bác sĩ điều trị.
Nếu bị đái tháo đường, tiền đái tháo đường thì cần giảm cân nếu thừa cân và kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Điều này giúp giảm nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch.
Được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu âm tim và mạch máu 4D hiện đại, máy chụp cộng hưởng từ 1,5 – 3 Tesla, MSCT tim và động mạch vành 768 lát cắt, hệ thống máy DSA chụp mạch vành 2 bình diện, hệ thống chụp cắt lớp quang học mạch vành…, Trung tâm Tim mạch Tinh Vệ chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch (suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, tim bẩm sinh…) cho người lớn và trẻ em.
Tóm lại, bệnh nhân vẫn có thể phòng ngừa xơ vữa động mạch bằng việc thực hành chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng khỏe mạnh, thay đổi lối sống năng động, tích cực.