Túi ngực sẽ không đảm bảo tồn tại suốt đời, túi ngực vẫn có thể vỡ ra. Tuổi thọ trung bình của 1 túi ngực khoảng 10 năm. Nếu túi ngực vỡ âm thầm, người bệnh khó phát hiện. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng khi vỡ túi ngực (silicon) sẽ như thế nào?
Table of Contents
Vỡ túi ngực là gì?
Vỡ túi ngực (Breast Implant Rupture) là tình trạng túi ngực bị nứt, rách và gel chảy từ từ, rất chậm và ít ra ngoài, nằm ở khoang bóc tách, không gây chảy máu. Sau khi vỡ túi ngực, silicon có thể nằm trong bao (khi bị giới hạn bởi bao xơ xung quanh) hoặc ngoài bao (khi silicon tự do thoát ra ngoài).
- Vỡ trong bao xảy ra khi vỏ túi ngực bị vỡ nhưng bao xơ vẫn còn nguyên vẹn. Silicon không thoát ra ngoài. Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện túi vỡ khi thăm khám lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh.
- Vỡ ngoài bao có thể thay đổi đường viền của vú. Tình trạng này có thể phát hiện khi khám lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh.
Túi ngực có dễ vỡ không?
Túi nước muối và gel silicon được thiết kế để tồn tại trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng sẽ không tồn tại mãi mãi. Vỏ silicon giữ dung dịch nước muối và gel silicon cuối cùng sẽ bị mòn, dẫn đến rò rỉ nhỏ hoặc túi ngực bị vỡ.
Các nhà sản xuất túi ngực cho rằng trung bình sản phẩm của họ có tuổi thọ ít nhất là 10 năm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp túi ngực tồn tại trong thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn.
Nguyên nhân vỡ túi ngực phổ biến
Chuyển động hàng ngày cuối cùng có thể dẫn đến hao mòn bình thường của vỏ túi ngực. Tuy nhiên, có những yếu tố có thể khiến vỏ túi ngực bị hư hỏng nhanh hơn:
- Co thắt bao xơ: mô sợi hình thành xung quanh túi ngực co lại và ép túi, có khả năng gây vỡ.
- Trám trên hoặc dưới implant.
- Chấn thương vào ngực.
- Các chấn thương do phẫu thuật.
Dấu hiệu vỡ túi ngực
Người bệnh có thể nhận biết túi ngực vỡ nhờ những dấu hiệu sau đây trên tuyến vú, thường là một bên:
- Đau, nhức hoặc sưng.
- Thay đổi về kích thước hoặc hình dạng.
- Cục u trong vú.
- Có chỗ vú bị cứng lên.
Túi ngực có thể vỡ bất cứ lúc nào. Vỡ túi ngực mà không gây bất kỳ triệu chứng nào được gọi là “vỡ thầm lặng”. Vỡ túi ngực thầm lặng không làm thay đổi hình dáng bầu ngực nên khó phát hiện vết nứt. Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện tình trạng này.

Biến chứng vỡ túi ngực (silicon)
Túi ngực silicon bị vỡ có thể gây đau vú hoặc thay đổi đường viền hoặc hình dạng của vú. Tuy nhiên, túi ngực silicon bị vỡ không là nguyên nhân gây ung thư vú và cũng không là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sinh sản hoặc bệnh mô liên kết như viêm khớp dạng thấp.
Khi túi silicon bị vỡ, thường là âm thầm và có thể không được chú ý vì silicon có xu hướng bị mắc kẹt trong các mô vú xung quanh. Điều này được gọi là vỡ túi dưới vỏ bao hay vỡ âm thầm không triệu chứng.
Tuy nhiên, mô vú xung quanh có thể bị kích ứng và sưng lên. Mô sẹo xơ da cũng có thể hình thành.
Khi nào nên tầm soát vỡ túi ngực?
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo:
- 3 năm sau ca phẫu thuật đặt túi ngực đầu tiên và 2 năm/lần sau đó: người được đặt túi ngực bằng silicon nên kiểm tra bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra xem ngực có dấu hiệu “vỡ thầm lặng” hay không.
- Túi ngực thay đổi kích thước hoặc hình dạng: 2 bên ngực không đều về kích thước, hình dạng bầu ngực.
Chẩn đoán vỡ túi ngực thế nào?
Nếu bạn đặt túi ngực bằng silicon và nghi ngờ rằng túi ngực có thể đã bị vỡ, hãy nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn. Kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ vú hoặc siêu âm vú có thể cho biết túi ngực có bị vỡ hay không.
1. Chụp nhũ ảnh
Rất khó phát hiện các vết nứt của túi ngực (nhất là các vết nứt của túi ngực silicon) trên phim chụp nhũ ảnh. Việc phát hiện các vết nứt của túi ngực silicon trong bao xơ hầu như không thể nhìn thấy bằng phương pháp này.
2. Siêu âm
Siêu âm có thể cho thấy dấu hiệu vỡ ngoài bao do silicon thoát ra và vào trong mô tuyến vú. Siêu âm có độ nhạy và độ đặc hiệu kém.
3. MRI vú
MRI vú (chụp cộng hưởng từ) là phương pháp có độ nhạy cao nhất trong việc phát hiện vỡ túi ngực. Sử dụng MRI để xem xét vỡ túi ngực có thể không cần tiêm thuốc cản từ. Với việc sử dụng hình ảnh đa mặt phẳng, MRI cũng có thể phân biệt giữa các nếp gấp hướng tâm hoặc các vết nứt.
Ngoài ra, MRI không thuốc cản từ cũng có thể phân biệt giữa túi silicon và túi nước muối.

Cách điều trị vỡ túi ngực
Nếu bạn bị vỡ âm thầm – đó là túi ngực có một vết nứt không gây ra dấu hiệu lâm sàng hoặc triệu chứng gì cả – thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn sẽ giải thích các lựa chọn điều trị khả thi.
Một số phụ nữ chọn phương pháp theo dõi không can thiệp gì (hay gọi là biện pháp chờ xem), trong khi những người khác thích loại bỏ hoặc thay thế túi ngực bị vỡ. Yêu cầu bác sĩ phẫu thuật của bạn giúp bạn cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng phương pháp trên chính triệu chứng hiện tại của bạn.
Vỡ túi silicon gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng, bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ đề nghị phẫu thuật lấy bỏ túi ngực. Nếu bạn muốn, đặt túi ngực mới ngay thì thông thường có thể được thể phẫu thuật cùng một lúc.
Nếu bạn không còn muốn đặt ngay túi ngực mới thì bạn có thể cùng bác sĩ cân nhắc việc nâng ngực tránh xệ hoặc phẫu thuật chỉnh sửa khác, ngực cùng bên hoặc đối bên.
Làm thế nào để phòng ngừa túi ngực bị vỡ?
Dù sao bạn hãy nhớ rằng túi ngực không được đảm bảo sẽ tồn tại suốt đời.
- Bạn nên được tiếp tục khám tầm soát định kỳ hàng năm bằng khám vú lâm sàng hàng, kết hợp siêu âm vú và nhũ ảnh trong độ tuổi cho phép (từ 40 tuổi trở lên)
- Nếu có những thay đổi mới nào khác thì bạn hãy gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để theo dõi và xem xét các lựa chọn điều trị.

Làm thế nào để chăm sóc túi ngực?
Dành thời gian để phục hồi và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ! Sau phẫu thuật đặt túi ngực, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp sau để đảm bảo vết thương mau lành và duy trì bầu ngực như mong muốn:
- Dành thời gian phục hồi: sau phẫu thuật, người bệnh nên xin nghỉ ở nhà vài ngày.
- Tránh ngủ nghiêng hoặc nằm sấp trong ít nhất 6 tuần.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá và thuốc làm loãng máu như aspirin.
- Tránh để vết thương bị ướt trong 3 – 5 ngày sau phẫu thuật.
- Không mặc áo ngực có gọng trong khoảng 6 tuần sau xuất viện.
- Không vận động mạnh vì có khả năng làm rách đường khâu. Để không làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, người bệnh có thể vận động bằng cách đi bộ trong vài tuần đầu sau phẫu thuật.
- Thoa kem dưỡng da lên ngực thường xuyên để giữ ẩm, tăng độ đàn hồi, giúp ngực săn chắc.
- Duy trì cân nặng ổn định bằng cách ăn uống lành mạnh.
Khoa Ngoại Vú, Tinh Vệ Tinh Vệ TP.HCM với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh tuyến vú nói chung và ung thư vú nói riêng.
Ngoài ra, khoa Ngoại Vú còn được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu – Mỹ giúp người bệnh cải thiện các vấn đề về liên quan đến vú như: ngực chảy xệ, tăng kích thước ngực, tái tạo ngực sau đoạn nhũ do không may bị ung thư vú…
Vỡ túi ngực nếu phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ít gây hại cho sức khỏe. Trường hợp phát hiện muộn, túi ngực vỡ ngoài bao, silicon chảy ra ngoài sẽ gây không ít biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về vỡ túi ngực (silicon) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng cần lưu ý. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp người bệnh nhận biết dấu hiệu vỡ túi ngực, từ đó điều trị kịp thời.